Thờ cúng Nữ Oa

Miếu thờ Nữ Oa tại Ma Cao.

Trong Luận hành (論衡) của Vương Sung, dẫn lời của Đổng Trọng Thư, mỗi khi trời cho mưa mà không tạnh, thì đều tế Nữ oa cầu cho hết mưa[4]. Từ đó cho thấy sự tế tự đối với Nữ Oa đã có từ xưa, ít nhất cũng là thời Tây Hán. Giải thích việc cầu Nữ Oa làm mưa tạnh, là vì Nữ Oa là nữ giới, là tính âm, còn mưa hoài không dứt là thiên về âm, nên phải cầu Nữ Oa cho mưa tạnh. Đây được cho là khởi nguồn của truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời về sau.

Thời Bắc Tống, cứ Tân Định cửu vực chí (新定九域志), chép rằng: "Mạnh Châu có Hoàng sơn mẫu, còn gọi Nữ Oa sơn, có một cái am từ, dân cầu mưa."[5]

Từ thời Đường Túc Tông, triều đình đã cho làm tế miếu Nữ Oa với tư cách là nữ thần của hôn nhân. Vì Nữ Oa có công lao sáng lập hôn nhân, vì thế tấn tôn làm Quốc Quân (國君)[6].

Theo ghi chép của Sơn hải kinh, Nữ Oa tại nhục thân sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần.

Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà, vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn. Theo truyền thuyết Nữ oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa, vì vậy huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành. Theo lăng mộ được cho là của Nữ Oa, nay tại huyện Tây Hòa, tỉnh Hà Nam thì từ thời nhà Tần, nhà Hán, hằng năm các quân vương đều đến cúng tế, được xem là một lễ lớn, tức Tự điển (祀典). Từ đó có tên Phong lăng độ (風陵渡).